HOTLINE 0947.024.112 info@ancoric.com
Tiêu đề img

Bản chất của văn hóa doanh nghiệp chính là những giá trị

  • Đăng ngày 02/12/2017 09:07:46 by Admin
  • Thích trang 12
  • Lượt xem 1973

Doanh nghiệp là một tập hợp một nhóm người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa…tạo nên một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên, để có thể hòa hợp và “chung sống” êm ái với những con người vốn đã khác nhau về mọi mặt, quả là điều không dễ dàng gì.  Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nền văn hóa đặc trưng, phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của nhân viên vào việc đạt được sứ mệnh của doanh nghiệp. Và đó là lý do bản chất văn hóa doanh nghiệp được mọi doanh nghiệp chú trọng..

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Có một số định nghĩa nhất định trong hàng vạn định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp như sau:

  • “Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực”. (Gold, K.A.)

  • “Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài”. (Kotter, J.P. & Heskett, J.L.)

  • “Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp”. (Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.)

Còn nếu nói nôm na: Nếu doanh nghiệp là máy tính thì văn hóa doanh nghiệp là hệ điều hành. Nói một cách hình tượng thì: Văn hóa là cái còn thiếu khi ta có tất cả, là cái còn lại khi tất cả đã mất.

Tuy nhiên, mọi định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp đều hướng đến một ý nghĩa chung: đó là văn hóa doanh nghiệp là tất cả những giá trị tinh thần, kỹ năng ứng xử, cách sống, nề nếp, thói quen của một tổ chức trong một thời gian dài, quyết định đến “bộ mặt” của doanh nghiệp khi mang lên bàn cân so sánh với những đối thủ khác trên thị trường.

Tác dụng của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự bền vững cho doanh nghiệp. Đó gần như là một tài sản vô giá đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Tài sản đó mang lại:

Động lực làm việc cho nhân viên: tạo cho nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và công việc của mình trong doanh nghiệp. Một điều ý nghĩa hơn nữa là Văn hóa doanh nghiệp giúp con người “xích” lại gần nhau hơn. Các nhân viên gắn kết, cởi mở và chan hòa hơn với đồng nghiệp và chính môi trường mình làm việc hàng ngày. Điều đó tất yếu dẫn đến những cuộc tranh chấp giảm đáng kể.

Tạo lợi thế cạnh tranh: Khi nhân viên đã hài lòng với môi trường và đồng nghiệp của mình, kèm với đó là hiểu rõ trách nhiệm và vị trí công việc của bản thân, họ sẽ làm việc năng suất và hiệu quả hơn hẳn. Việc giúp tăng hiệu suất làm việc của nội bộ tăng rõ rệt sẽ khiến cho doanh nghiệp trở nên khỏe mạnh, vững chãi hơn khi đương đầu với sóng gió môi trường kinh doanh bên ngoài.

Bản chất của văn hóa doanh nghiệp là những giá trị

Vào đến vấn đề chính của bài viết, đó là bản chất của văn hóa doanh nghiệp. Cái cốt lõi sâu trong khái niệm này chính là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của họ. Giá trị là những thứ gì đó quan trọng và rất có ích. Đối với một doanh nghiệp, hai cụm từ “quan trọng” và “có ích” thực sự là mối bận tâm hàng đầu. Bởi lẽ lãnh đạo tổ chức sẽ rất khó xây dựng văn hóa doanh nghiệp nếu không truyền đạt được những ích lợi mà văn hóa doanh nghiệp đem lại. Nhân viên cần được giáo dục nhận thức rằng việc đeo thẻ nhân viên, mặc đồng phục là thể hiện sự tự hào là thành viên của công ty, và có ích cho công việc của họ chứ không phải họ mang những thứ đó để làm quảng cáo.

Rất nhiều chủ doanh nghiệp khi xây dựng nền văn hóa lại chỉ chăm chăm nhồi nhét tư tưởng, yêu cầu vào đầu nhân viên mà không thực sự quan tâm đến suy nghĩ của họ. Đỉnh cao của văn hoá doanh nghiệp là khi mọi người cùng hiểu và đồng lòng chung tay gây dựng. Đó cũng là lý do tại sao Văn hóa doanh nghiệp lại gắn liền với truyền thông nội bộ. Phải tuyên truyền, thay đổi nhận thức từ bên trong, thì nhân viên mới có thể hiểu và giúp sức cho chủ doanh nghiệp được.

Một số giá trị là nền tảng định hướng cho văn hóa doanh nghiệp bao gồm:

  • Sự thành thật: đây vấn là yếu tố quan trọng nhất, được thể hiện bởi việc nói thật, không “chém gió”, không hứa lèo, cam kết thực hiện đúng và đủ….

  • Sự tự giác: được thể hiện ở việc nhân viên luôn trong tư thế sẵn sàng với công việc được giao, luôn chủ động bàn bạc, báo cáo kịp thời và không ngại thất bại hay khó khăn.

  • Sự khôn khéo: sự khôn khéo được thể hiện ở việc biết nắm bắt thời cơ, lúc nào nên hỏi và hỏi những gì, sự khéo léo, tinh tế và biết điểm dừng.

  • Sự tự tin, sáng tạo: luôn luôn tìm cách đổi mới công việc, cách suy nghĩ và cố gắng nâng kết quả lên một mức cao mới...

  

Có thể nói, giá trị mang bản chất của văn hóa doanh nghiệp. Giá tị quý báu và quan trọng, văn hóa cũng vậy. Nếu không xây dựng kịp thời nền văn hóa phù hợp và độc đáo của công ty, doanh nghiệp đi thụt lùi so với xã hội và nhanh chóng bị quên lãng trên thị trường đầy khắc nghiệt hiện nay.

THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công ty TNHH ANCORIC
- Văn phòng: Tầng 3 số 51 Cầu Lớn- Nam Hồng- Đông Anh- Hà Nội 
- Điện thoại: 024.668.44.446 / 0947.024.112
- Email: Info@Ancoric.com
- Website: http://Ancoric.com