HOTLINE 0947.024.112 info@ancoric.com
Tiêu đề img

Văn hoá Doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay cần thay đổi để hội nhập

  • Đăng ngày 08/09/2017 14:37:35 by Admin
  • Thích trang 12
  • Lượt xem 1597

Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam được hình thành là một phần quan trọng của văn hóa Việt Nam được lưu truyền và bồi đắp từ thế hệ này đến thế hệ khác mà chúng ta cần gìn giữ và bồi đắp tiếp trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Văn hoá doanh nghiệp nước ta tiếp thu những nhân tố văn hoá trong kinh doanh hình thành qua nhiều năm của các nền kinh tế hàng hoá trên thế giới, đồng thời tíêp thu và phát huy những tinh hoa văn hoá trong kinh doanh của cha ông, vận dụng phù hợp với đặc điểm của xã hội ngày nay, đó là hiện đại hoá truyền thống đi đôi với sự truyền thống hoá hiện đại. Chỉ có như vậy mới kết hợp được tốt truyền thống và hiện đại, đó là sự kết hợp có chọn lọc và nâng cao, từng bước hình thành văn hoá doanh nghiệp mang đặc sắc Việt Nam.

Mỗi doanh nghiệp phải hình thành được những nét chung của văn hoá doanh nghiệp Việt Nam và tạo lập được một số nét riêng. Không trộn lẫn dược của văn hoá doanh nghiệp mình. Có thể nói văn hoá doanh nghiệp là cái nhãn hiệu, cái "mác" vinh quang của doanh nghiệp, niềm tự hào của doanh nghiệp được lưu truyền và bồi đắp từ thế hệ này sang thế hệ khác các công nhân và cán bộ của doanh nghiệp. Chúng ta đang nhấn mạnh việc tạo dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp; đó là vì thương hiệu là một bộ phận không thể thiếu của văn hoá doanh nghiệp, thể hiện uy tín, vị thế của sản phẩm, của doanh nghiệp, là tài sản được xây dựng, tích tụ một cách có ý thức trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Thương hiệu là niềm tự hào của doanh nghiệp, tạo ra niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng; trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu càng có ý nghĩa cấp bách.

Đổi mới văn hóa doanh nghiệp và văn hóa kinh doanh là vấn đề tất yếu để hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và hội nhập thế giới. ASEAN là thị trường đặc biệt, có tầm quan trọng. Do đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn thị trường ASEAN về văn hóa kinh doanh quốc tế khu vực ASEAN cũng như các chính sách hỗ trợ mà AEC mang lại để xây dựng chiến lược kinh doanh, tạo dựng văn hóa kinh doanh trong AEC thích hợp, cần tích cực hơn nữa trong việc nghiên cứu và phân tích văn hóa kinh doanh của các nước để tìm ra sự tương thích, phù hợp trong sản xuất tiêu dùng và phân phối sản phẩm. Trong quá trình khai thác và tiếp cận thị trường châu Á và thế giới, các doanh nghiệp nên nghiên cứu và tìm kiếm thị trường ngách hoặc phương thức kinh doanh mới. Đây cũng là cách để doanh nghiệp Việt Nam khai thác cơ hội, tránh sự cạnh tranh trực diện với doanh nghiệp nước ngoài. Khi gia nhập cộng đồng AEC, các doanh nghiệp Việt Nam cần tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp bằng văn hóa kinh doanh, khẳng định chữ tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp trong nước có lợi thế là am hiểu địa lý, lối sống, phong tục, tập quán, văn hóa tiêu dùng Việt Nam. Vì vậy, cần sử dụng lợi thế này để nghiên cứu và phát triển sản phẩm đồng bộ từ bao bì, mẫu mã, chất lượng sản phẩm, phương thức và thời điểm đưa sản phẩm ra thị trường phù hợp. Đây là nền tảng vững chắc để các doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn xa tới các thị trường quốc tế, cụ thể là ASEAN, tiếp đến là các thị trường khác trên phạm vi toàn cầu.

Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp của nước ta trong thời kì hiện nay có tác dụng rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.

THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công ty TNHH ANCORIC
- Văn phòng: Tầng 3 số 51 Cầu Lớn- Nam Hồng- Đông Anh- Hà Nội 
- Điện thoại: 024.668.44.446 / 0947.024.112
- Email: Info@Ancoric.com
- Website: http://Ancoric.com