HOTLINE 0947.024.112 info@ancoric.com
Tiêu đề img

4 bước xây dựng thương hiệu nội bộ cho doanh nghiệp 

  • Đăng ngày 07/01/2018 21:14:14 by Admin
  • Thích trang 12
  • Lượt xem 3850

Không chỉ đơn thuần tập trung truyền thông thương hiệu ra bên ngoài, ngày nay các doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng thương hiệu nội bộ vững mạnh. Nếu cho khách hàng thấy được sự chuyên nghiệp từ trong nội bộ, họ sẽ không ngừng nhắc đến bạn như một bức tường thành chắc chắn. 
Qúa trình xây dựng thương hiệu nội bộ tại mỗi công ty là khác nhau, tùy theo sứ mệnh cũng như những giá trị cốt lõi mà công ty đang theo đuổi. Tuy nhiên bao giờ họ cũng phải trải qua bốn bước cơ bản nhất trong quá tình xây dựng và phát triển của mình. 

1.Xác định mục tiêu xây dựng thương hiệu nội bộ 
 

Tại bước đầu tiên này, mỗi doanh nghiệp đều sẽ cần đến mô hình SWOT để phân tích cũng như đánh giá mục đích mình đang làm. Đây là một kỹ thuật rất tốt để giúp doanh nghiệp phân tích được những điểm mạnh cũng như khiếm khuyết của bản thân, từ đó tìm ra lối thoát cũng như thách thức đang đón chờ doanh nghiệp. 
SWOT được hiểu là sự ghép lại của những cụm từ, cũng chính là câu hỏi mà các doanh nghiệp cần đặt ra:
S-Strength (Thế mạnh): Lợi thế của công ty là gì? Đâu là công việc công ty làm tốt nhất? Những nguồn lực mình cần để sử dụng và đâu là lợi thế mà người khác nhìn vào khi đánh gái mình? 
W- Weakness (Điểm yếu): Công việc nào doanh nghiệp làm tệ nhất? Ta có thể cải thiện được nó không? Nếu không, làm sao để tránh tiếp xúc quá nhiều với nó.
0- Opportunities (Cơ hội): Xu hướng đáng quan tâm ào mà doanh nghiệp đã biết? Và cơ hội tốt đang ở đâu.
T- Threat (Đe dọa): Những trở ngại doanh nghiệp đang gặp phải? Đôi thủ cạnh tranh của chúng ta đang làm gì? Những thay đổi sắp tới về công nghệ, đặc thù ngành nghề hay dịch vụ có nguy cơ gây hại gì không? Liệu có điểm yếu nào đang đe dọa công ty? 
Khi phân tích mô hình SWOT, nhất là phân tích trong tiến trình hoạch định kế hoạch xây dựng thương hiệu nội bộ, ta nên xem xét mọi quan điểm trên trong phạm vi bên trong công ty, mọi câu hỏi cần được giải đáp thông qua việc lấy ý kiến các nhân viên cũng như quan sát môi trường làm việc của họ tại doanh nghiệp. 
 Từ những phân tích trên, doanh nghiệp sẽ đưa ra mục tiêu của xây dựng nội bộ sẽ là tạo ra những trải nghiệm mà doanh nghiệp muốn đem lại cho nhân viên về những vấn đề như: khác biệt nội bộ sẽ đem lại lợi ích cho công việc kinh doanh, thương hiệu nội bộ sẽ tác động như thế nào đến việc gắn kết doanh nghiệp với nhân viên, làm thế nào để thương hiệu nội bộ có thể giúp nhân viên hiểu cặn kẽ và thấu đáo các vấn đề đang diễn ra trong và ngoài thị trường, xây dựng niềm tin từ nhân viên đến với doanh nghiệp…

Kết quả hình ảnh cho truyền thông nội bộ

2. Nhận diện khách hàng mục tiêu

 Trong trường hợp này, khách hàng chính là những nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp, từ cấp cao nhất cho đến chức vụ nhỏ nhất. Điều quan trọng trong việc nhận diện này là phải thấu hiểu được tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, công việc và thu nhập của họ vì đó chính là những công cụ đắc lực nhất giúp bạn tìm ra được phương thức truyền thông hiệu quả và phù hợp tới từng đối tượng. 
 Ngoài ra, mục tiêu lớn nhất của việc xây dựng thương hiệu nội bộ chính là đem sức mạnh đoàn kết bên trong để lấy được niềm tin nơi khách hàng và công chúng bên ngoài. Chính vì vậy, việc  nhận diện này cũng cần được chia theo một cấp độ nữa, đó là phân khúc nhân viên theo mức độ tiếp xúc với khách hàng. Nhóm nhân viên trực tiếp làm việc với khách hàng chính là nhóm đối tượng cần được truyền thông thương hiệu nội bộ đầu tiên và kỹ lưỡng nhất. Họ cũng sẽ là những người trực tiếp đem doanh nghiệp tới gần với khách hàng, nên họ cần là những người hiểu rõ được nơi mình làm việc cũng như sứ mệnh ,nhiệm vụ của bản thân đối với doanh nghiệp. 

3. Xác định thông điệp, hình thức truyền thông và tạo sự trải nghiệm cho nhân viên

 Hãy để thương hiệu nội bộ làm cầu nối cho thấy những giá trị mà doanh nghiệp cần mang đến nhân viên, từ đó nhân viên sẽ “bàn giao” những gì mà họ cảm nhận được đến khách hàng. Hay nói cách khác, thương hiệu nội bộ giúp nhân viên cảm nhận được những gì mà khách hàng muốn cảm nhận và vì vậy, họ có thể thực hiện lời hứa của thương hiệu đối với khách hàng. Từ thương hiệu nội bộ, doanh nghiệp có thể xác định những giá trị cần truyền thông và để nhân viên trải nghiệm, từ đó thực hiện sứ mệnh của công ty.

4. Các chương trình xây dựng thương hiệu nội bộ

 Những chương trình xây dựng thương hiệu nội bộ sẽ kết nối những quản lý cấp trung với người giám sát và họ sẽ được học về sự kết nối giữa thương hiệu nội bộ và chiến lược marketing bên ngoài. Họ cũng được đào tạo về những phạm vi mà những hoạt động văn hóa giữa các nhóm ủng hộ hay làm chậm lại việc cung cấp lời hứa thương hiệu. 
 Người giám sát tham gia với các nhóm của họ để phát triển những phương thức đặc biệt để hỗ trợ cho những tuyên bố thương hiệu và kết nối những nỗ lực này để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Do đó bước này chuyển quá trình nghiên cứu và học tập vào hoạt động của các nhân viên. 
 Có một số ví dụ của các công ty đã theo đúng chính xác với mô hình này. Một ví dụ điển hình là Disney, một tổ chức xây dựng toàn bộ hệ thống nhân viên từ thuê cho đến đào tạo và nội quy quản lý nhân sự, đặc biệt để hỗ trợ và xúc tiến thông điệp cho thương hiệu. Công ty này đã điều hành rất cẩn thận thông qua “Đội ngũ gìn giữ tài sản thương hiệu” để đảm bảo nó được sử dụng một cách hợp lý. Quá trình này gồm những nhân viên dịch vụ, hành vi và trang phục. Kết quả là các nhân viên đã hiểu rõ là mục đích thương hiệu của công ty, và làm thế nào để họ hỗ trợ nó. Ngoài Disney, nhiều công ty điều hành khác đã bắt đầu tập trung chú ý vào phần tử cấu thành nội bộ, kết hợp chặt chẽ tính thực tế nội bộ trong quyết định xây dựng thương hiệu và dùng sức mạnh của thương hiệu để thúc đẩy nhân viên như Aramark, GlaxoSmithLine, Holiday Inn,Home Depot, Host Marriott Services, Nestle, Saab, Southwest Airlines, Starbucks và Wall-Mart là trong số những công ty này, mặc dù họ không có tập trung nhiều vào xây dựng thương hiệu nội bộ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty TNHH ANCORIC
Điện thoại: 024.668.44.446 / 0947.024.112
Email: Info@Ancoric.com
Website: http://Ancoric.com